Các chiến dịch PR thành công ở Việt Nam

15/07/2020
Top những chiến dịch PR thành công ở Việt Nam vài năm qua, cách làm PR hiệu quả nhất TẶNG NGAY 3 KHÓA HỌC MARKETING ONLINE KHI LÀM WEB TRONG VÒNG 3 HÔM NAY

1- PR là gì?

PR (Public Relation) được hiểu là quan hệ công chúng. Đây là những chiến lược, những giải pháp nhằm truyền thông, quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mục đích là lan tỏa, quảng bá thương hiệu và sản phẩm.

2- Top những chiến dịch pr thành công ở Việt Nam

2.1. Sơn Tùng MTP

Nói về PR thành công không ai qua mặt được Sơn Tùng mấy năm trở lại đây. Đừng nghĩ rằng đó chỉ là công lao của các Sky chăm chỉ cày views. Nếu chiến dịch PR không thành công trước đó thì làm sao có kết quả như hiện tại?

Quay ngược thời gian trở lại mấy năm về trước, khi cái tên Sơn Tùng MTP bắt đầu tham gia trong làng nhạc Việt Nam, ca sĩ này đã bắt đầu như thế nào?

Nổi tiếng bằng ca khúc "Nắng ấm xa dần" với hàng triệu lượt xem trên Youtube, cái tên Sơn Tùng MTP kèm theo rất nhiều thị phi như đạo nhạc, đạo phong cách, thậm chí ca sĩ chính chủ phía Hàn Quốc cũng lên tiếng đạo nhái. Sơn Tùng đã làm các nhà báo tốn rất nhiều giấy mực cũng như tiền Internet.

Nhưng kết quả sau cùng là thế nào?

Rất nhiều người tò mò về cái tên Sơn Tùng MTP này. Anh ta là ai, ở đâu, làm gì mà đi đâu cũng thấy người ta điểm mặt chỉ tên. Và từ yếu tố tò mò quyết định nghe "nắng ấm xa dần", rồi "lạc trôi", rồi "chắc đây có là yêu".

Chắc hẳn không ít Sky đã gia nhập hội từ con đường như thế!

Kết luận cách làm PR thông minh của ê kíp của Sơn Tùng MTP là, không giải thích những thị phi bởi chẳng ai có thể đưa ra bằng chứng cụ thể, sau đó liên tục đưa ra những sản phẩm mới - những bài hát mang tính chất bất ngờ và có thể là tranh cãi, ví dụ như "Lạc trôi".

Thú thật Sơn Tùng ra bài hát mới nào tôi đều nghe, nhưng riêng có "Lạc trôi" đã nghe vài lần nhưng không hiểu nội dung bài hát và rất nhiều người có cùng quan điểm như tôi. Thế nhưng bài hát đó vẫn rất hot, chỉ vì: Nghe không hiểu càng phải nghe cho đến khi nào hiểu thì thôi.

Tâm lý chung của con người mà, tò mò và cố chấp. Ê kíp của Sơn Tùng đã đánh trúng tâm lý này của khách hàng. Và khi anh ta có lượng khách hàng ổn định, thì mọi thứ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

chiến dịch PR

2.2. Điện Máy Xanh

Mấy năm trước đã rất nhiều người bị khủng bố bởi câu hát "điện máy xanh u a u a u a, điện máy xanh u a u a u a". Nghe vừa bực vừa buồn cười!

Mấy câu hát vô cùng ám ảnh nhưng vô cùng hiệu quả, đặc biệt chúng được phát tán bởi những thanh niên vẫn còn đang ăn bột, mặc bỉm, bởi không có chúng thì bọn trẻ không ăn cơm. Và thế là nghiễm nhiên bài hát ấy có mặt khắp nông thôn thành thị, từ miền ngược tới miền xuôi, không thích nghe cũng phải nghe, thành ra nó khắc rất sâu vào tâm trí người tiêu dùng.

Cho đến giờ này, ai mà chả biết đến Điện Máy Xanh.

Sau chiến dịch đó, Điện Máy Xanh vẫn tiếp tục duy trì chiến lược này cho đến mấy năm về sau, nhất là mấy người mẫu mặc những bộ quần áo còn xanh hơn cả bầu trời tháng 6. Thật sự là vừa ám ảnh vừa xuất sắc, đứng trên góc độ làm marketing không biết chê điểm nào cả.

2.3. "Sống như ý" của Generali

Generali là một công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam thì không hề thiếu. Và với bộ phận một số người, những công ty này không cho họ nhiều thiện cảm lắm.

Nhưng thông điệp "sống như ý" được truyền tải từ cuối năm 2019 và đầu 2020 lại được chú ý rất nhiều, đặc biệt là video quảng cáo nhân "ngày của Cha" đã chạm được tới trái tim người xem. Ở đâu đó trong video dường như xuất hiện bóng dáng của bản thân.

Không cần biết quảng cáo gì, cứ hay và ý nghĩa là xem trước đã. Như vậy thương hiệu này đã đạt được 2 mục tiêu lớn:

- Gia tăng độ nhận diện thương hiệu.

- Gia tăng mức độ hảo cảm của người dùng về thương hiệu.

2.4. Vinamilk

Tại sao một thương hiệu lớn như Vinamilk mà chỉ xếp hạng 4, không phải vì họ không xuất sắc, mà là họ xuất sắc qua đều qua nhiều năm rồi, "xuất sắc bền vững"!

Vinamilk là thương hiệu có số má ở thị trường Việt Nam. Ngày ngày họ vẫn xuất hiện trên TV của mỗi nhà, mặc cho nắng cháy hay gió rét mưa dông. Bên cạnh đó, họ còn tham gia vào rất nhiều các dự án cộng đồng như: Sữa học đường, vươn cao Việt Nam...

Trừ những gia đình siêu giàu, còn lại có đứa trẻ nào ở Việt Nam lớn lên mà chưa từng sử dụng qua sản phẩm của Vinamilk?

Chiến lược của Vinamilk là gắn bó thương hiệu với sự phát triển của dân tộc, đem lại thiện cảm cũng như niềm tin của khách hàng về sản phẩm của họ.

2.5. Cà phê Trung Nguyên

Không bàn đến việc kinh doanh của cà phê Trung Nguyên dạo này như thế nào, phải công nhận rằng từ trước tới giờ những chiến dịch PR của Trung Nguyên vẫn đáng để nhiều doanh nghiệp học tập.

Vài năm trước, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã có dịp được gặp ông Đặng Lê Nguyên Vũ, và cho đến bây giờ cuốn sách năm đó ông tặng cho sinh viên chúng tôi là "nghĩ giàu làm giàu" vẫn còn trên kệ sách của tôi.

Và tôi biết ông vẫn còn đi tặng sách cho sinh viên ở nhiều nơi, với nhiều cuốn sách nữa, được viết bằng tâm huyết và kì vọng của ông cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Tôi là một người không thích uống cà phê, nhưng nếu có thể, ví dụ như để làm quà cho bạn bè nước ngoài, tôi sẽ chọn thương hiệu cà phê Trung Nguyên, mặc dù cho tôi cũng không biết đó là sản phẩm của công ty bà Thảo hay ông Vũ.

Chỉ xét về chiến dịch PR này cũng đủ cho thấy cái tâm và tầm của một người đứng đầu thương hiệu, đánh trúng vào những khách hàng sớm hay muộn cũng sẽ uống cà phê thay cơm.

Ngoài ra, dạo gần đây, vụ ly hôn lùm xùm của 2 ông bà cũng là một cách PR, có thể nó không tốt về mặt đầu tư nhưng xét về thương hiệu nó lại mang lại độ phủ sóng lớn hơn và lâu dài.

2.6. Biti's

Khoảng mấy chục năm về trước, Biti's là thương hiệu giày dép nổi tiếng của Việt Nam về sự bền đẹp với slogan "nâng niu bàn chân Việt".

Qua thời gian, Biti's cứ dần dần mất chỗ đứng trên thị trường vào tay những thương hiệu lớn nổi tiếng của thế giới. Biti's gần như đã bị lãng quên, có nhắc lại cũng chỉ là niềm tiếc nuối.

Năm 2017, đánh dấu sự quay trở lại của Biti's bằng dòng sản phẩm Biti's Hunter được xuất hiện trong 2 MV nổi đình nổi đám lúc đó là Lạc trôi và Đi để trở về của Sơn Tùng MTP và Soobin Hoàng Sơn. Giày được bán sạch trong vòng 1 tuần, tạo ra một kỳ tích mới cho thương hiệu quốc dân một thời.

Tiếp đà chiến thắng, Biti's tung ra phim ngắn “Cảm Hứng Tự Hào Từ Đường Phố” năm 2019 và "Vẽ lên tự hào Việt Nam" năm 2020 lấy cảm hứng của niềm tự hào dân tộc khi chiến thắng dịch Covid 19.

2.7. Tiki

Chiến dịch mà Tiki thực hiện là "Tiki đi cùng sao Việt" thông qua việc xuất hiện trong hàng loạt các sản phẩm của những nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam, đánh vào tập khách hàng là người hâm mộ của những nghệ sĩ đó.

Đặc điểm của những người hâm mộ này là trẻ, có khả năng tiếp thu cái mới, sẵn sàng thử loại hình mua hàng qua mạng và sẵn sàng bỏ tiền để ủng hộ thần tượng.

Ngoài ra còn rất nhiều chiến dịch PR thành công khác không thể liệt kê hết ở đây, chúng ra hẹn nhau một dịp khác lại nói về vấn đề này nhé.

chiến dịch PR

3. Bài học rút ra từ những chiến dịch PR thành công

3.1. Phân biệt PR và quảng cáo

Trước khi xem xét bài học kinh nghiệm rút ra từ những chiến dịch thành công kể trên, chúng ta phải nhắc nhau về sự khác biệt giữa PR và quảng cáo, bởi rất nhiều người nhầm lẫn mà đánh đồng hai khái niệm này.

Hiểu một cách đơn giản, quảng cáo là tự viết về mình, còn PR là để người khác nói về mình. Với PR chúng ta phải tìm cách điều hướng dư luận, không để dư luận theo chiều hướng tồi tệ đi.

Nội dung của PR luôn được thay đổi trong khi quảng cáo có thể sử dụng lại nhiều lần.

3.2. Bài học kinh nghiệm từ những chiến dịch PR hiệu quả

- Xây dựng hình ảnh quảng cáo độc đáo, sáng tạo, khác biệt; gây bất ngờ và tranh cãi.

- Đánh vào tâm lý tò mò, hiếu thắng, thậm chí là thích được hưởng lợi của khách hàng.

- Thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ khắc sâu vào tâm trí khách hàng.

- Đẩy mạnh truyền thông trên báo chí, TV, mạng xã hội, Youtube...

- Hợp tác với những nhân vật nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn đến tập khách hàng tiềm năng.

- Bắt trend, nhanh chóng cập nhật những trend mới để PR sản phẩm của mình.

- Gây dựng niềm tin, gia tăng thiện cảm của khách hàng thông qua những thông điệp và việc làm ý nghĩa.

- Chọn đúng dịp phù hợp để tung ra chiến dịch.

- Khơi dậy niềm tự hào dân tộc từ đó thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm.

4. Các bước thực hiện chiến dịch PR thành công

4.1. Nghiên cứu thị trường

Đây là việc cần làm khi thực hiện kế hoạch marketing mà PR là một phần nằm trong đó.

Nghiên cứu thị trường giúp xác định khách hàng cần gì, muốn gì, từ đó có phương án xây dựng kế hoạch PR hiệu quả.

4.2. Xác định mục tiêu

Bao gồm xác định tập khách hàng mục tiêu mà chiến dịch muốn hướng đến và xác định mục tiêu của chiến dịch.

Mục tiêu của chiến dịch bạn muốn hướng đến là nâng cao giá trị thương hiệu, gia tăng độ nhận diện thương hiệu hay bán hàng?

4.3. Xác định quy trình và thực thi

Sau khi xác định mục tiêu muốn hướng đến, chúng ta sẽ bắt tay vào việc lên phương án, ý tưởng PR và thực thi chúng. Bạn sẽ sử dụng cách thức nào để truyền thông tới công chúng: Báo chí, TV, tạp chí, hội nghị hội thảo, tài trợ các chương trình nổi tiếng, quay MV...

4.4. Đánh giá và rút kinh nghiệm

Sợi dây kinh nghiệm ở Việt Nam thật là dài nhưng tựu chung lại chúng ta vẫn phải rút để đánh giá hiệu quả của quá trình thực hiện chiến lược, từ đó có những điều chỉnh hoặc rút kinh nghiệm cho những chiến dịch về sau.

Trên đây là một vài kinh nghiệm cũng như chiến dịch PR hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Nếu thiết kế website bán hàng hoặc là thiết kế website để quảng bá thương hiệu nhằm giảm bớt chi phí dành cho quảng cáo cũng như PR, đừng quên Delecweb nhé!

DELECWEB HIỆN NAY ĐANG CÓ CHƯƠNG TRÌNH TẶNG NGAY 3 KHÓA HỌC MARKETING ONLINE KHI LÀM WEB TRONG VÒNG 3 HÔM NAY, NHANH TAY BẠN NHÉ!

Đánh giá - Bình luận
3 bình luận, đánh giá về Các chiến dịch PR thành công ở Việt Nam

VVVi Vân

Mình có vài điều gửi tới tác giả. Đầu tiên là cần viết chính xác tên người mà tác giả muốn đề cập là “Sơn Tùng M-TP”. Viết chính xác tên một người, chưa nói đó lại là nghệ sĩ thì cũng chính là tôn trọng họ và tôn trọng mình, thể hiện sự chuyên nghiệp. Và thông tin này “ thậm chí ca sĩ chính chủ phía Hàn Quốc cũng lên tiếng đạo nhái.“ thì không biết tác giả muốn đề cập tới chuyện nào? Nếu là vụ bài “Chắc Ai Đó Sẽ Về” thì thật ra cộng đồng mạng, cụ thể là anti Sơn Tùng, sau đó đến những người có chuyên môn tố cáo cậu ấy, đưa cậu ấy ra hội đồng xét xử dù không hề bị tố hay khởi kiện gì từ phía người được cho là bị đạo bài hát. Tức là không có tác giả hay công ty quản lý sở hữu bản quyền bài hát được cho là bị đạo kia tố cáo gì. Vậy là không có người bị mất cắp tố nhưng vẫn bị ra “toà” vì lời tố của người ngoài. Chưa hết, bên Sơn Tùng buộc phải tự minh oan cho mình bằng cách đi gửi bài hát của mình, trình bày sự việc với phía bên Hàn kia để cho họ đánh giá, xác minh có đạo hay không. Nghĩ thử, chuyện có oái oăm không? Một người không bị tác giả tố cáo nhưng phải tự mang bài hát của mình để hỏi người ta xem đây có phải là đạo nhạc không. Cuối cùng, bên Hàn đã xác nhận là không có dấu hiệu đạo nhái gì ở đây. Nhưng hội đồng ở VN không chịu và bắt buộc bên Sơn Tùng phải thay đổi beat thì mới cho lưu hành. Bên Sơn Tùng khi đó cần ra phim Chàng Trai Năm Ấy nên đành phải đổi. Nhưng Sơn Tùng khi đi diễn vẫn giữ lại chính bản beat đó. Nên dù tác giả bài viết này có quan tâm sự tình sâu xa như thế nào hay không thì ít nhất cũng nên nắm được điều mình viết có phải là thông tin chính xác hay không. Đó là không hề có bên ca sĩ chính chủ bài hát bên Hàn nào tố cả nhé. ^^

Trả lời.
Thông tin người gửi

VVVi Vân

Mình có vài điều gửi tới tác giả. Đầu tiên là cần viết chính xác tên người mà tác giả muốn đề cập là “Sơn Tùng M-TP”. Viết chính xác tên một người, chưa nói đó lại là nghệ sĩ thì cũng chính là tôn trọng họ và tôn trọng mình, thể hiện sự chuyên nghiệp. Và thông tin này “ thậm chí ca sĩ chính chủ phía Hàn Quốc cũng lên tiếng đạo nhái.“ thì không biết tác giả muốn đề cập tới chuyện nào? Nếu là vụ bài “Chắc Ai Đó Sẽ Về” thì thật ra cộng đồng mạng, cụ thể là anti Sơn Tùng, sau đó đến những người có chuyên môn tố cáo cậu ấy, đưa cậu ấy ra hội đồng xét xử dù không hề bị tố hay khởi kiện gì từ phía người được cho là bị đạo bài hát. Tức là không có tác giả hay công ty quản lý sở hữu bản quyền bài hát được cho là bị đạo kia tố cáo gì. Vậy là không có người bị mất cắp tố nhưng vẫn bị ra “toà” vì lời tố của người ngoài. Chưa hết, bên Sơn Tùng buộc phải tự minh oan cho mình bằng cách đi gửi bài hát của mình, trình bày sự việc với phía bên Hàn kia để cho họ đánh giá, xác minh có đạo hay không. Nghĩ thử, chuyện có oái oăm không? Một người không bị tác giả tố cáo nhưng phải tự mang bài hát của mình để hỏi người ta xem đây có phải là đạo nhạc không. Cuối cùng, bên Hàn đã xác nhận là không có dấu hiệu đạo nhái gì ở đây. Nhưng hội đồng ở VN không chịu và bắt buộc bên Sơn Tùng phải thay đổi beat thì mới cho lưu hành. Bên Sơn Tùng khi đó cần ra phim Chàng Trai Năm Ấy nên đành phải đổi. Nhưng Sơn Tùng khi đi diễn vẫn giữ lại chính bản beat đó. Nên dù tác giả bài viết này có quan tâm sự tình sâu xa như thế nào hay không thì ít nhất cũng nên nắm được điều mình viết có phải là thông tin chính xác hay không. Đó là không hề có bên ca sĩ chính chủ bài hát bên Hàn nào tố cả nhé. ^^

Trả lời.
Thông tin người gửi

VVVi Vân

Mình có vài điều gửi tới tác giả. Đầu tiên là cần viết chính xác tên người mà tác giả muốn đề cập là “Sơn Tùng M-TP”. Viết chính xác tên một người, chưa nói đó lại là nghệ sĩ thì cũng chính là tôn trọng họ và tôn trọng mình, thể hiện sự chuyên nghiệp. Và thông tin này “ thậm chí ca sĩ chính chủ phía Hàn Quốc cũng lên tiếng đạo nhái.“ thì không biết tác giả muốn đề cập tới chuyện nào? Nếu là vụ bài “Chắc Ai Đó Sẽ Về” thì thật ra cộng động mạng, cụ thể là anti Sơn Tùng, sau đó đến những người có chuyên môn tố cáo cậu ấy, đưa cậu ấy ra hội đồng xét xử dù không hề bị tố khởi kiện gì từ phía người được cho là bị đạo bài hát. Tức là không tác giả và công ty quản lý của nghệ sĩ cũng như sở hữu bản quyền bài hát được cho là bị đạo kia, họ không hề tố cáo gì. Vậy không có người bị mất cắp tố nhưng vẫn bị ra “toà” vì lời tố của người ngoài. Chưa hết, bên Sơn Tùng buộc phải tự minh oan cho mình bằng cách đi gửi bài hát của mình, trình bày sự việc với phía bên Hàn kia để cho họ đánh giá, xác minh có đạo hay không. Nghĩ thử, chuyện có oái oăm không? Một người không bị tác giả tố cáo nhưng phải tự mang bài hát của mình để hỏi người ta xem đây có phải là đạo nhạc không. Cuối cùng, bên Hàn đã xác nhận là không có dấu hiệu đạo nhái gì ở đây. Nhưng hội đồng ở VN không chịu và bắt buộc bên Sơn Tùng phải thay đổi beat thì mới cho lưu hành. Bên Sơn Tùng khi đó cần ra phim Chàng Trai Năm Ấy nên đành phải đổi. Nhưng Sơn Tùng khi đi diễn vẫn giữ lại chính bản beat đó. Nên dù tác giả có quan tâm sự tình sâu xa như thế nào hay không thì ít nhất cũng nên nắm được điều mình viết có phải là thông tin chính xác hay không. Đó là không hề có bên ca sĩ chính chủ bài hát bên Hàn nào tố cả nhé. ^^

Trả lời.
Thông tin người gửi
Click vào đây để hiện ô bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ với chúng tôi
x

Tặng bạn 3 slideshow nếu đăng ký trong ngày hôm nay.

x
Nhập thông tin dưới để lấy mã nhanh
0.04977 sec| 2367.969 kb