Hướng dẫn chi tiết cách bán hàng trên shopee 2020

10/07/2020
Hướng dẫn chi tiết cách bán hàng trên Shopee từ A-Z hiệu quả nhất năm 2020 TẶNG NGAY 03 KHÓA HỌC MARKETING ONLINE KHI LÀM WEBSITE BÁN HÀNG TRONG 03 HÔM NAY

1. Bán hàng gì trên Shopee đem lại doanh thu cao

Khách hàng trên Shopee chủ yếu là khách hàng bình dân, thích những sản phẩm "ngon, bổ, rẻ" vì vậy cạnh tranh về giá trên sàn thương mại điện tử này vô cùng khốc liệt. Dưới đây là một vài gợi ý bạn có thể tham khảo nếu muốn gia nhập sàn thương mại điện tử Shopee nhé:

- Đồ hanmade

- Đồ ăn vặt

- Quần áo, giày dép thời trang

- Đồ gia dụng giá trị thấp

- Cây cảnh

- Mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên

- Phụ kiện thời trang

- Đồ uống mang đi

2. Bán hàng order lấy hàng ở đâu?

Chúng ta có thể đặt hàng trên các trang web thương mại điện tử lớn của nước ngoài như:

- Amazon và Ebay của Hoa Kỳ

- Alibaba, taobao, tmall, 1688, jd, pingduoduo của Trung Quốc

- Rakuten của Nhật Bản

- Gmarket của Hàn Quốc

Sau đó thông qua các đơn vị vận chuyển để mang hàng về. Tuy nhiên rủi ro của các cách lấy hàng này rất lớn khi chất lượng khó có thể đảm bảo thông qua màn hình máy tính.

Hiện nay có rất nhiều nhà bán hàng trên Shopee thực hiện bán hàng order, đồng thời Shopee cũng cho các nhà bán hàng nước ngoài bán trực tiếp trên sàn thương mại điện tử này dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.

3. Các bước bán hàng trên Shopee

3.1. Đăng ký tài khoản

Bước 1: Truy cập trang web shopee.vn

Bước 2: Nhấp vào ô "Đăng ký" ở góc trên cùng bên phải.

Bước 3: Hoàn thành thông tin cá nhân hoặc doanh nghiệp theo hướng dẫn

Bước 4: Nhấn nút "Đăng ký" ngay dưới phần điền thông tin để xác nhận đăng ký thành công

Bước 5: Đăng nhập và kích vào ô "Kênh người bán" để chuyển sang trang https://banhang.shopee.vn/ bắt đầu đăng sản phẩm bán hàng.

3.2. Thiết lập shop

- Kích vào ô "Hồ sơ shop" để điền các thông tin cơ bản theo hướng dẫn như tên shop, ảnh đại diện, mô tả shop...

- Kích vào ô "Thiết lập vận chuyển" để thêm địa chỉ lấy hàng sau đó lựa chọn đơn vị phù hợp mà khu vực mình có để giao hàng cho khách thuận tiện nhất.

3.3. Cài đặt 

Kích vào các ô cài đặt riêng tư, cài đặt chat, cài đặt thông báo; đọc và làm theo hướng dẫn cụ thể để cài đặt những chức năng riêng cho shop của mình.

3.4. Đăng bán sản phẩm

3.4.1. Chuẩn bị

Trước khi đăng bán sản phẩm cần chuẩn bị video, hình ảnh, mô tả sản phẩm cụ thể để không bị gián đoạn việc đăng bài. Riêng hình ảnh cần chuẩn bị nhiều nhất 9 ảnh có chất lượng tốt để khách hàng theo dõi.

3.4.2. Đăng sản phẩm

- Điền tên sản phẩm: Lưu ý nên tận dụng hết 120 ký tự mà Shopee cho phép để thu hút khách hàng vì tên sản phẩm sẽ hiển thị ngay khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm muốn mua. Nếu để quá ngắn gọn thường sẽ bị khách hàng bỏ qua không kích xem.

bán hàng trên Shopee

- Lựa chọn ngành hàng phù hợp rồi bấm "tiếp theo".

- Mô tả sản phẩm: Tối đa 3000 kỹ tự, mô tả càng chi tiết càng giúp khách hàng có thiện cảm với sản phẩm của mình.

- Chọn thương hiệu phù hợp

- Điền thông tin bán hàng bao gồm giá và số lượng: Lưu ý nên cập nhật kho hàng chính xác để tránh khi khách đặt mà không có hàng, không đảm bảo thời gian giao hàng sẽ bị Shopee trừ điểm.

- Tải video, hình ảnh mô tả sản phẩm.

- Hoàn thành thông tin khác.

Nói chung việc đăng bán sản phẩm trên shopee rất đơn giản và dễ hiểu. Chúng ta có thể theo dõi hướng dẫn từng bước phía bên phải màn hình hoặc những cảnh báo bằng dòng chữ đỏ hiện lên nếu chúng ta chưa thực hiện đúng.

3.5. SKU phân loại Shopee là gì?

Khi đăng bán sản phẩm lần đầu, chắc hẳn rất nhiều người bán hàng trên Shopee đều rất hoang mang SKU là gì?

Thế quái nào một cái SKU phân loại sản phẩm đã làm chúng ta hoang mang. Điền xong rồi phía dưới lại xuất hiện thêm một cái SKU sản phẩm nữa, có gì khác nhau à?

Như vậy chúng ta nhìn thấy có 2 loại SKU:

3.5.1. SKU sản phẩm

SKU sản phẩm là mã định danh sản phẩm, bao gồm các thông số, thuộc tính của sản phẩm.

3.5.2. SKU phân loại sản phẩm

SKU phân loại sản phẩm giúp phân biệt giữa các phân loại hàng khác nhau của cùng 1 sản phẩm.

Ví dụ: Bạn đang bán áo sơ mi nam có 3 màu vàng, đen và trắng. Mã SKU sản phẩm là SMNA, mã SKU phân loại sản phẩm sẽ là SMNA-VA, SMNA-DE, SMNA-TR.

Nói chung SKU như thế nào bạn tự chú thích sao cho dễ hiểu nhất và khoa học nhất là được.

4. Các sản phẩm cấm bán trên Shopee

- Hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm bản quyền, tiền giả, con dấu giả

- Tiền, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ...

- Thuốc, chất ma túy

- Súng, các loại vũ khí và phụ kiện liên quan

- Thực phẩm độc hại, hết hạn sử dụng, được chỉ định về dược tính, thực phẩm không rõ nguồn gốc, sữa chưa được tiệt trùng

- Các dịch vụ bất hợp pháp

- Thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử và phụ kiện liên quan

- Sách báo trái phép

- Thiết bị truyền thông trái phép

- Các loại sản phẩm khác bị cấm theo quy định của nhà nước như động vật hoang dã, hàng ăn cắp ăn trộm, đồ cổ, huy hiệu huy chương, thuốc trừ sâu, tài liệu phản quốc...

5. Cách xóa sản phẩm trên Shopee

Khi đã bán hết hàng và không có sản phẩm mới nữa hoặc bạn không muốn bán sản phẩm đó nữa, có thể chọn cách xóa sản phẩm.

Vào kênh người bán, chọn mục tất cả sản phẩm, kích vào ô vuông phía trái mỗi sản phẩm, sau đó bấm nút xóa ở phía dưới cùng của màn hình là được.

bán hàng trên Shopee

6. Cách tạo chương trình khuyến mãi trên Shopee

bán hàng trên ShopeeVào mục "kênh marketing" lựa chọn các công cụ marketing phù hợp, tốt nhất là nên kết hợp các công cụ với nhau để tăng hiệu quả bán hàng.

Riêng mục "Quảng cáo của tôi" sẽ là phần mà chúng ta đấu thầu từ khóa, trả tiền cho những click của khách hàng ghé thăm. Phần này tương đối giống với quảng cáo trên Facebook và Google. Việc của chúng ta là tối ưu từng link sản phẩm để tránh lãng phí tiền quảng cáo, tỷ lệ chốt đơn cao.

Các công cụ quảng cáo khác chủ yếu là các công cụ kích cầu thông qua giảm giá, tặng quà, mua combo... hãy kích vào từng công cụ để làm theo hướng dẫn nhé.

7. Bí quyết bán hàng trên Shopee ra nhiều đơn

7.1. Tham gia tất cả các chương trình sale có thể mà Shopee tổ chức

7.1.1. Các chương trình sale của Shopee ở đâu 

Tại kênh người bán, kích chọn Kênh marketing, màn hình sẽ hiển thị "Shopee Marketing" ngay phần đầu, ở đó có các chương trình Sale do Shopee tổ chức sắp diễn ra. Chúng ta kích vào từng chương trình để thực hiện đăng ký tham gia sale.

bán hàng trên Shopee

7.1.2. Tại sao phải tham gia các chương trình Sale của Shopee

- Khách hàng rất thích được giảm giá, khi thấy có chương trình sẽ kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn.

- Tỷ lệ tiếp cận khách hàng cao hơn, khách hàng thích click vào những link có gắn nhãn chương trình hơn là một link không có chương trình nào hết

- Shopee đã thực hiện quảng bá chiến dịch ở khắp mọi nơi, từ Facebook, Youtube, báo chí. Việc của chúng ta chỉ cần ăn theo là được.

7.2. Chụp ảnh tự nhiên

Khách hàng thích những sản phẩm có "ảnh thật". Tất nhiên toàn ảnh thật, làm gì có "ảnh ảo". Tuy nhiên, đôi khi những hình ảnh được chau truốt quá, chụp từ những studio chuyên nghiệp lại phản tác dụng.

Có lẽ do những bức ảnh "ảo tung chảo" mà rất nhiều người đã ăn thịt lừa mà bây giờ người ta tin vào những ảnh chụp mang tính chân thực, mộc mạc hơn.

- Tận dụng ánh sáng tự nhiên, không chụp ngược sáng

Hẳn đã không ít người tức đến long óc vì màu sắc sản phẩm nhận được không giống trên hình, và câu trả lời của shop là do ánh sáng đèn, do ánh sáng mỗi màn hình khác nhau. Những lúc như thế chỉ muốn hủy diệt tất cả.

- Phông nền tự nhiên

Chúng ta có thể tận dụng nền nhà, tường, đệm, bàn ăn... làm background chân thực nhất, thêm vài vật trang trí nhỏ làm sinh động thêm bức ảnh. Tuy nhiên đừng tham lam quá nhiều vật trang trí sẽ khiến khách hàng hiểu nhầm sản phẩm bạn muốn bán.

- Chuẩn bị điện thoại có camera xịn, có thể sử dụng app chỉnh sửa ảnh trên điện thoại làm bức ảnh thêm sinh động.

7.3. Đặt tiêu đề cuốn hút

Luôn luôn phải xác định, khách hàng là những người thích nhận được lợi. Từ đó đặt tiêu đề theo hướng cho khách hàng thấy có lợi, như vậy mới cuốn hút được họ kích vào xem sản phẩm của chúng ta.

Tất nhiên những lợi ích đó phải là thật, nếu không thật thì khách hàng cũng rời đi trong tích tắc, hoặc bạn sẽ nhận được những bình luận xấu.

7.4. Tìm cách tăng các chỉ số đánh giá

- Thường xuyên online để trả lời tin nhắn của khách nhanh chóng, cài đặt tin nhắn trả lời tự động khi không online.

- Khuyến khích khách hàng bình luận tốt để nhận quà.

- Khuyến khích khách hàng theo dõi để tăng điểm người theo dõi.

- Trả lời bình luận của khách hàng.

7.5. Tư vấn nhiệt tình

Kiểm soát cảm xúc và tư vấn cho khách một cách nhiệt tình nhất có thể, họ sẽ rất quý mến bạn đấy.

Đôi khi khách hàng quyết định mua không phải do giá cả cao hay thấp mà còn do cách thức chúng ta tư vấn cho họ nữa.

7.6. Sử dụng hashtag cuối phần mô tả

Đây cũng là một cách nhanh chóng để tiếp cận khách hàng, đặc biệt khi chúng ta sử dụng chung hashtag này trên mọi mặt trận bán hàng khác nhau.

7.7. Giá cả cạnh tranh

Chúng ta cần quan sát các đối thủ để lựa chọn mức giá phù hợp. Đôi khi chỉ rẻ hơn 5-10 ngàn đồng cũng làm khách hàng thích thú. Tất nhiên chúng ta phải tính đến yếu tố lợi nhuận, không có lãi thì buôn bán làm gì phải không nào.

Đừng quên định giá lẻ để tạo cảm giác được lời cho khách hàng.

7.8. Bắt trend

Chiến lược dành cho những người mới bắt đầu kinh doanh, không nên bỏ qua yếu tố này để tạo hứng thú cho khách hàng.

7.9. Bảo hành

Đối với những sản phẩm nên được bảo hành như đồ điện, phụ kiện điện tử... nên có chế độ bảo hành để khách hàng yên tâm mua sắm.

Để làm được điều đó không gì khác hơn là chúng ta phải thương lượng với nhà sản xuất, cung cấp để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và chính chúng ta.

Hãy đứng trên lập trường của khách hàng để đem lại sự tin tưởng, uy tín. Có như vậy shop của chúng ta mới tồn tại lâu được.

7.10. Sử dụng khuyến mãi

Đây là điều cần thiết nếu muốn bán hàng, nhất là những shop mới bắt đầu kinh doanh. Nhưng cũng không nên áp dụng chính sách khuyến mãi quá lâu, dẫn tới hiện tượng "nhờn thuốc".

Tức là, khi khách hàng phát hiện ra khuyến mãi của bạn kéo dài từ tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, khách hàng sẽ không còn tin vào chương trình khuyến mãi của bạn nữa mà cho rằng bạn "nâng để hạ". Cảm giác như bị lừa nên họ quyết định không mua sản phẩm của bạn nữa.

Trên đây là một vài hướng dẫn để mở shop và bán hàng trên Shopee, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn.

Và đừng quên "bán hàng online là phải có website", sớm muộn gì bạn cũng phải làm web, tại sao không làm sớm, trừ khi bạn không muốn phát triển công việc này.

Làm website thì đừng quên liên hệ Delecweb nhé!

DELECWEB TẶNG NGAY 03 KHÓA HỌC MARKETING ONLINE KHI LÀM WEBSITE BÁN HÀNG TRONG 03 HÔM NAY, NHANH TAY BẠN NHÉ!

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Hướng dẫn chi tiết cách bán hàng trên shopee 2020

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ với chúng tôi
0912 73 1110
x

Tặng bạn 3 slideshow nếu đăng ký trong ngày hôm nay.

x
Nhập thông tin dưới để lấy mã nhanh
0.03519 sec| 2335.609 kb