Kinh nghiệm mở cửa hàng thành công cho người mới bắt đầu

07/07/2020
Có rất nhiều lý do khiến chúng ta muốn mở một cửa hàng kinh doanh cho riêng mình. Nhưng phải bắt đầu từ đâu không phải ai cũng nắm bắt hết được.

1. Những ý tưởng mở cửa hàng kinh doanh 

Dưới đây là một vài gợi ý cho ý tưởng mở cửa hàng kinh doanh, nếu bạn chưa biết nên bán gì thì có thể tham khảo nhé:

- Cửa hàng tạp hóa

- Cửa hàng bán đồ điện nước

- Cửa hàng bán sữa ở nông thôn

- Cửa hàng kinh doanh đồ nhựa gia dụng

- Cửa hàng bán mỹ phẩm

- Cửa hàng chuyên bán thực phẩm sạch

- Cửa hàng bán quần áo

- Cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng

- Cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm

- Cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em

- Cửa hàng giặt là

mở cửa hàng

- Cửa hàng sửa chữa điện thoại, bán phụ kiện điện thoại

- Cửa hàng mẹ và bé

- Cửa hàng rau sạch

- Cửa hàng rửa xe

- Cửa hàng cháo dinh dưỡng

- Cửa hàng sửa chữa đồ điện

- Cửa hàng bán gạo

- Cửa hàng bán đồ ăn vặt

- Cửa hàng bán chăn ga gối đệm

- Cửa hàng bán chậu hoa cây cảnh

- Cửa hàng chăm sóc thú cưng, phụ kiện cho thú cưng

- Cửa hàng bán hoa

mở cửa hàng

- Cửa hàng lưu niệm

- Cửa hàng handmade

...

Và còn rất nhiều ý tưởng kinh doanh hay ho khác, tùy điều kiện kinh tế cũng như khu vực để bạn lựa chọn lĩnh vực mở cửa hàng kinh doanh cho phù hợp nhé!

2. Kinh nghiệm mở cửa hàng 

2.1. Đừng để kế hoạch ngâm nước vì thiếu vốn, xác định năng lực tài chính

Tiền không làm nên tất cả nhưng không có tiền thì chẳng làm được gì. Câu nói tưởng chừng rất thực dụng nhưng lại rất hữu dụng.

Việc đầu tiên chúng ta nghĩ đến trước khi quyết định mở cửa hàng là trong tay có bao nhiêu vốn, có thể huy động từ các nguồn lực xung quanh như gia đình anh em bè bạn là bao nhiêu?

Việc xác định năng lực tài chính giúp chúng ta tránh được trường hợp vung tay quá trán, chi phí cho những thứ chưa thực cần thiết:

- Xác định năng lực tài chính để lên ý tưởng bán sản phẩm gì, không thể vốn ít nhưng lại muốn kinh doanh những sản phẩm có giá trị cao.

- Xác định năng lực tài chính giúp xác định những chi phí cần ưu tiên, chi phí bổ sung sau và tìm cách tiết kiệm những chi phí có thể.

- Xác định năng lực tài chính nhằm quyết định địa điểm kinh doanh sao cho giá cả phù hợp, giao thông thuận lợi cũng như an ninh tốt.

2.2. Hiểu và thích sản phẩm mình sẽ bán

Từ thích, đến tìm hiểu rồi đến kinh doanh buôn bán một sản phẩm là con đường không phải xa xôi, rất nhiều người đã khởi nghiệp bằng cách như vậy.

Có niềm đam mê với sản phẩm, lĩnh vực mà mình muốn bán sẽ giúp chúng ta nắm rất rõ về sản phẩm cũng như có nhiều kinh nghiệm và quyết tâm khi mở cửa hàng.

Ví dụ, bạn thích nuôi động vật, nhà cũng có vài con chó mèo, như vậy bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến kinh doanh đồ cho chó mèo hoặc dịch vụ chăm sóc chúng. Bởi bạn đã có kinh nghiệm chăm sóc chó mèo, có thể tư vấn cho khách hàng nên dùng loại gì, nên chọn loại nào cũng như lựa chọn nhập những sản phẩm chất lượng.

Cũng từ đó bạn có thể vừa kiếm ra tiền lại vẫn có thể tiếp tục niềm đam mê, vẹn cả đôi đường khiến chúng ta sẽ quyết tâm thực hiện kế hoạch cao hơn.

2.3. Xác định địa điểm mở cửa hàng, giao thông, an ninh

Vị trí mở cửa hàng quyết định rất nhiều đến việc kinh doanh thuận lợi hay không. Nếu không thì vì sao người ta đua nhau chọn những vị trí đắc địa để đặt cửa hàng?

Lợi ích của việc địa điểm cửa hàng thuận lợi, an ninh tốt không cần nói nữa chúng ta đều hiểu. Cái chúng ta cần bàn ở đây là lựa chọn địa điểm như thế nào để vừa tiết kiệm được chi phí lại vừa kinh doanh tốt? Vì những vì trí đẹp thường bị người ta giành mất rồi, hoặc giả vị trí đẹp thì tiền thuê cũng không hề rẻ.

- Với những mặt hàng cần khách hàng đến tham quan mua sắm trực tiếp nên chọn những vị trí giao thông thuận lợi, đông người qua lại, chấp nhận chi phí mặt bằng cao hơn một chút.

- Với những cửa hàng ít khách đến, chủ yếu phục vụ online hoặc giao tận nhà cho khách không cần những vị trí quá tốn kém.

- Nếu ở nông thôn bất kể cửa hàng kinh doanh lĩnh vực gì cũng nên chọn vị trí thuận lợi, giao thông tốt, đông người qua lại để nhiều người biết đến cửa hàng của mình hơn.

2.4. Đối thủ cạnh tranh

Xác định đối thủ cạnh tranh giúp chúng ta "biết người biết ta trăm trận trăm thắng":

- Đối thủ nằm trong khu vực hoạt động ra sao, giá cả, dịch vụ như thế nào - từ đó đưa ra được chính sách phù hợp "cửa hàng của mình có điểm gì nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh"?

- Rào cản gia nhập thị trường: Nếu mình buôn bán tốt, liệu có đối thủ cạnh tranh "dự bị" nào tham gia không, nếu có phải có giải pháp như thế nào.

2.5. Xây dựng thương hiệu

Thương hiệu đối với cửa hàng nghe có vẻ xa vời và mông lung nhưng nếu với một người có tầm nhìn xa trông rộng đó là điều thật cần thiết.

Và nó cũng chẳng xa vời khi thương hiệu được bắt đầu từ tên thương hiệu. Đặt cho cửa hàng mình một cái tên dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đọc, độc đáo là cách làm thương hiệu đầu tiên.

Hoặc làm thương hiệu từ chính cách phục vụ. Ví dụ cách phục vụ "bún chửi, cháo chửi" trong phố cổ hoặc chỉ bán bánh xèo đến 5 giờ chiều của một quán bánh xèo trên đường Hoàng Hoa Thám Hà Nội, hoặc nhiều quán ăn chỉ phục vụ về đêm cũng là một trong những cách làm thương hiệu từ cách phục vụ.

Tất nhiên ở đây chúng ta cũng không tung hê cách phục vụ "tát nước vào mặt khách" là điều gì hay ho những rõ ràng thương hiệu không phải là điều gì xa vời. Chất lượng hoàn hảo, chăm sóc khách hàng tốt, biết làm thương hiệu thì không có lý do gì cửa hàng của chúng ta không phát triển.

2.6. Kết hợp bán hàng online

Xu hướng kinh doanh hiện nay là bán hàng online, đưa tất cả mọi thứ lên mạng nhằm tận dụng sức mạnh của Internet để tiếp cận khách hàng một cách tối đa. Bất kể chúng ta mở cửa hàng kinh doanh sản phẩm gì cũng nên mở lấy một cửa hàng online.

Kết hợp bán hàng online không chỉ giúp bán được nhiều hàng hơn, quảng bá thương hiệu được tốt hơn mà còn là câu chuyện phát triển kinh doanh sau này, khi mà chúng ta có ý định mở rộng quy mô cửa hàng.

Đối với những lĩnh vực thiên về bán online nhiều hơn, chúng ta nên xây dựng cho mình một website để giải quyết việc bán hàng theo hướng chuyên nghiệp cũng như giải quyết câu chuyện phát triển thương hiệu. 

Website sẽ làm cho chúng ta chuyên nghiệp và uy tín hơn trong mắt khách hàng. 

Nếu muốn làm website đừng quên Delecweb nhé! 

Xem thêm: Bảng giá thiết kế website của Delecweb

2.7. Xây dựng các mối quan hệ

Nhất quan hệ nhì tiền tệ. Mặc dù bản thân chúng ta đều không thích bán hàng cho người quen, nhưng họ sẽ là trợ lực vô cùng tốt cho chúng ta khi bắt đầu mở cửa hàng.

Xây dựng mối quan hệ tốt với những người dân, cửa hàng khác xung quanh là cách khôn ngoan để kéo khách. Ngoài ra đây cũng là cách marketing truyền miệng hiệu quả nhất mà lại không tốn kém.

Chúng ta cũng cần chú trọng tạo dựng mối quan hệ với những khách hàng, họ sẽ là những người đem lại doanh thu ổn định cho chúng ta sau này nếu mối quan hệ đó ngày càng tốt đẹp.

3. Các loại chi phí cần có khi mở cửa hàng 

3.1. Mặt bằng

Nếu sở hữu sẵn cửa hàng có vị trí đắc địa thì không gì tốt bằng, nếu không chúng ta đành chấp nhận đi thuê. Tiêu chí để lựa chọn một mặt bằng phù hợp là vị trí, giao thống thuận lợi và an ninh.

3.2. Chi phí trang thiết bị thiết kế cho cửa hàng

Chi phí kệ hàng, giá đỡ, móc treo, giấy dán tường, bảng hiệu, đèn nháy, bút, băng keo... vân vân và mây mây các chi phí tưởng chừng không đáng là bao nhưng tính tổng lại lại tốn kém không ít.

Vì vậy khi mở cửa hàng chúng ta đừng quên những chi phí nhỏ nhặt này nhé.

3.3. Các khoản thuế, phí phải nộp 

Bạn đã đóng góp được bao nhiêu cho Tổ Quốc rồi?

Đừng quên những chi phí phải đóng góp cho nhà nước, vì sớm muộn cũng có người đến nhắc bạn thôi. Chủ động đóng góp để không bị nhắc nhở kèm giấy phạt bạn nhé.

3.4. Chi phí thuê nhân viên

Tùy từng loại mặt hàng, chi phí này có thể có hoặc không, hoặc giai đoạn đầu chúng ta chưa cần thuê nhân viên. Nhưng càng về sau khi cửa hàng hoạt động đi vào ổn định và phát triển thì thuê nhân viên là một điều không thể tránh khỏi.

Làm thế nào để tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo lợi ích nhân viên cũng như giảm bớt lượng công việc ngập đầu của chúng ta là điều không hề dễ dàng.

3.5. Chi phí nhập hàng hóa nguyên liệu

Đừng quên tính chi phí nhập hàng hóa nguyên liệu vào giá thành sản phẩm. 

Nó bao gồm các chi phí nhập hàng nếu bạn mua hàng từ nơi khác về, ví dụ nhập hàng Quảng Châu; hoặc phí đi lấy hàng, phí vận chuyển, chi phí hao mòn trong quá trình vận chuyển...

3.6. Chi phí đóng gói, bao bì

Có rất nhiều sản phẩm mà chi phí đóng gói đôi khi còn đắt hơn tiền hàng, đặc biệt với những mặt hàng cồng kềnh, dễ vỡ.

Ngoài ra, khi muốn đầu tư phát triển thương hiệu, chúng ta cũng cần đầu tư thiết kế bao bì đóng gói riêng cho thương hiệu của mình, và chi phí đó hiện nay không hề rẻ ở Việt Nam.

3.7. Phí vận chuyển

Phí này không đồng nhất với chi phí nhập hàng nhưng chúng ta vẫn nên cân nhắc một chút để lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp, đặc biệt với những cửa hàng kinh doanh phần nhiều là online. Tối ưu được chi phí này khách hàng sẽ rất thích thú và hài lòng khi chọn mua sản phẩm của chúng ta.

Xem thêm: Cách tiết kiệm chi phí khi kinh doanh online

Trên đây là một vài chú ý cần chuẩn bị trước khi mở cửa hàng kinh doanh hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Delecweb chúc bạn mua may bán đắt, nhanh chóng thành công. Và nếu muốn làm website đừng quên liên hệ Delecweb nhé!

HIỆN NAY CHÚNG TÔI ĐANG CÓ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI TẶNG 03 KHÓA HỌC MARKETING ONLINE KHI LÀM WEBSITE TRONG VÒNG 3 HÔM NAY, NHANH TAY BẠN NHÉ!

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Kinh nghiệm mở cửa hàng thành công cho người mới bắt đầu

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ với chúng tôi
0912 73 1110
x

Tặng bạn 3 slideshow nếu đăng ký trong ngày hôm nay.

x
Nhập thông tin dưới để lấy mã nhanh
0.06104 sec| 2323.758 kb