Nên Bán hàng bằng website hay mạng xã hội Facebook, Zalo?
Nội dung bài viết
- Website là gì?
- Website bán hàng có lợi thế gì so với cách bán hàng trên Mạng xã hội Facebook?
- Độ tin cậy cao hơn
- Website sẽ được ưu tiên hiển thị kết quả trên Google hơn những thông tin trên Facebook
- Nội dung trên Facebook sẽ bị trôi đi, còn website thì tồn tại mãi mãi và rất dễ tìm lại
- Có thể "bám đuổi" theo khách mà mạng xã hội không thể làm được
- Hiển thị được đầy đủ các thông tin về hồ sơ doanh nghiệp
- Thu thập tự động và quản lý được cơ sở dữ liệu khách hàng
Theo quan niệm của đa số chúng ta, cứ chỗ nào có người là chỗ đó bán được hàng. Điều đó không sai, nhưng hãy xem làm như thế có hơn một người bán hàng rong ngoài kia không?
Có rất nhiều kênh mà bạn có thể bán hàng online, và kênh đơn giản mà ai cũng nghĩ đến khi mới bắt đầu kinh doanh đó là Mạng xã hội như Facebook, Zalo,... Nhiều người kiếm được nhiều tiền bằng cách này trong quá khứ nhưng trong thời đại mới, liệu có còn phù hợp nữa hay không? Gần đây Facebook đã có những cải tiến nhằm khắc phục những nhược điểm của việc bán hàng trên đó, nhưng dù thế nào đi chăng nữa, Facebook cũng chỉ là một con đường đông người và những người trên đó không hơn một người bán hàng rong.
Website là gì?
Website giống như một cửa hàng trên con đường đông người ấy. Người ta sẽ tự tìm đến cửa hàng của bạn nếu cần và bạn cũng không cần làm phiền họ khi họ đang đi ngắm đường phố. Một lượng thời gian ấy, bạn có thể dành thời gian để nghĩ đến việc mở rộng quy mô. Nếu bạn để ý, thì bán hàng bằng website là một trong những công cụ vô cùng hiệu quả, Amazon, Alibaba, Lazada, Tiki,...tất cả đều thành công từ website chứ chưa thấy ai bán hàng online thành công mà không có ít nhất một website làm trung tâm.
Nếu bán hàng bằng website sẽ hiển thị toàn bộ thông tin và sản phẩm của cửa hàng, giúp khách hàng có thể đặt mua sản phẩm và được giao hàng tận nơi mà không nhất thiết phải đến trực tiếp tại cửa hàng.
Website bán hàng có lợi thế gì so với cách bán hàng trên Mạng xã hội Facebook?
Độ tin cậy cao hơn
Trong tâm lý của người tiêu dùng, mua hàng trên Facebook, Zalo hay các mạng xã hội khác đều không thực sự tin cậy bằng mua trên website. Vì mạng xã hội có thể thay đổi tên, địa chỉ, hoặc biến mất mà chẳng còn chút tăm hơi nào nên những kẻ làm ăn chộp giật tận dụng kẽ hở ấy để lừa đảo. Một phần là chi phí để bán hàng trên Mạng xã hội quá rẻ dẫn đến ai cũng có thể làm và sinh ra những kẻ chộp giật. Điều đó, làm cho niềm tin mua sắm của khách hàng ở Mạng xã hội ngày càng giảm đi. Họ tin vào sự tồn tại thực sự một cách chuyên nghiệp, bài bản hơn là những thứ mông lung như Mạng xã hội.
Website sẽ được ưu tiên hiển thị kết quả trên Google hơn những thông tin trên Facebook
Điều này khỏi cần bàn cãi, Google luôn luôn mang lại những kết quả tìm kiếm chất lượng nhất cho người dùng của họ. Điều này sẽ giúp chúng ta "đón đầu" được những nhu cầu của hơn 70% khách hàng mua hàng online. Chẳng dại gì phải bỏ qua "một miếng bánh to đùng" như vậy cả.
Nội dung trên Facebook sẽ bị trôi đi, còn website thì tồn tại mãi mãi và rất dễ tìm lại
Bạn mất bao lâu tìm lại được bài đăng trên trang cá nhân mà bạn đã đăng cách đây 2 tháng? Và so sánh thời gian ấy với việc tìm một nội dung bất kỳ trên một website. Khách hàng của chúng ta không có nhiều thời gian để đi tìm trong "mớ hỗn độn các thông tin" được sắp xếp tùm lum trên Facebook đâu. Nếu họ đang đi tìm quần áo thời trang, họ sẽ thích vào một cửa hàng được trưng bày đâu ra đấy chứ không thích xúm lại canh và trả giá ở cái đống quần áo thanh lý ở rìa đường bụi bặm.
Tất nhiên, tôi không phủ nhận sự hiệu quả nhất định của bán hàng trên Facebook. Chính chúng tôi cũng phải vô cùng cảm ơn Facebook đã mang bạn đến với bài viết này và rất nhiều sản phẩm mà chúng tôi đã bán được nhờ quảng cáo Facebook. Nhưng, để hiệu quả hơn, chúng ta cần kết hợp cả 2 kênh bán hàng này lại và bán hàng bằng website làm trung tâm. Còn lại tất cả những kênh khác như Facebook, Zalo, Twiter, Google+, website tin tức, kênh Youtube.... đều là vệ tinh của nó.
Có thể "bám đuổi" theo khách mà mạng xã hội không thể làm được
Tùy từng loại sản phẩm, thông thường chỉ 5% khách hàng nhìn thấy sản phẩm của bạn và đặt mua ngay tại lúc đó. Còn 95% ấy đi đâu? Hầu hết chúng ta không bán được gì cả cho số 95% này. Thật lãng phí phải không các bạn? Chúng ta phải có cách để "bám theo" 95% ấy để quyết tâm bán bằng được hàng cho họ. Nếu họ vẫn không mua thì chúng ta vẫn được họ nhớ đến vì chúng ta cứ "đập" vào mắt họ dù họ đang truy cập ở các website khác. Điều đó, còn khẳng định "thanh thế' của chúng ta nữa.
Vậy thì chỉ có bán hàng bằng website mới làm được điều ấy. Trong Quảng cáo Facebook, Quảng cáo Google Adword có công cụ để bám đuổi mà tên chính xác của nó là Remarketing (hay còn gọi là tiếp thị lại). Ta chỉ cần chèn một mã code do Facebook hoặc Google cung cấp vào website bán hàng rồi Facebook và cài đặt quảng cáo tiếp thị lại trên Facebook và Google.
Hiển thị được đầy đủ các thông tin về hồ sơ doanh nghiệp
Nếu cùng một sản phẩm và cùng mức giá như nhau, chỗ nào thể hiện được hình ảnh thương hiệu hoặc nói chung là "Hồ sơ doanh nghiệp" thật bài bản thì chắc chắn Khách hàng sẽ muốn mua hàng ở chỗ đó. Lúc này, đương nhiên website sẽ "đánh bật" một Fanpage trên Facebook, một tài khoản Zalo,...
Thu thập tự động và quản lý được cơ sở dữ liệu khách hàng
Website là nền tảng của mọi kênh bán hàng, trong đó có kênh bán hàng trên Email mà ít ai để ý. Đây là điều mà Mạng xã hội không làm được. Khi khách hàng truy cập vào website, họ có thể điền vào email trên website để nhận một phần quà nào đó từ website. Email sẽ được đưa thủ công hoặc tự động vào Cơ sở dữ liệu để thực hiện các chương trình gửi email chăm sóc tự động.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm