Chi phí cần thiết khi bán hàng online
1. 5 loại chi phí cần có khi bán hàng online
1.1. Chi phí cho sản phẩm
Sau khi chúng ta xác định được sản phẩm muốn bán, việc tiếp theo đương nhiên là xác định giá của sản phẩm. Có nhiều yếu tố quyết định giá sản phẩm, một trong số đó là chi phí cho sản phẩm.
Hàng bạn bán là hàng tự sản xuất hay nhập nơi khác về? Nếu tự sản xuất thì chi phí nguyên liệu đầu vào bao nhiêu, chi phí sản xuất bao nhiêu? Nếu nhập nơi khác về thì giá về tới tay là bao nhiêu?
1.2. Chi phí cho thương hiệu
Nhiều người kinh doanh bán hàng online không quan tâm đến vấn đề phát triển thương hiệu, suy nghĩ thật giản đơn rằng hàng được nhập về thì lấy đâu ra thương hiệu, bán được nhiều hàng là tốt rồi quan tâm gì đến thương hiệu. Và sau đó đổ tiền chạy quảng cáo.
Không cần phải thần thánh hóa hai chữ thương hiệu quá làm gì, nếu bạn làm được thương hiệu cho sản phẩm của mình thì quá tốt, rất chuyên nghiệp rồi. Còn nếu chưa làm được, thì đơn giản phải xây dựng được thương hiệu cho cá nhân mình. Mục đích là tìm cách làm khách hàng nhớ đến mình, khắc sâu trong đầu họ để lần sau nếu muốn mua nữa, họ dễ dàng tìm thấy mình thông qua thương hiệu cá nhân.
Vậy chi phí cho thương hiệu khi bán hàng online bao gồm những gì?
Chí phí phát triển thương hiệu bao gồm các loại chi phí như thương hiệu trên bao bì đóng gói, đầu tư hình ảnh trang cá nhân, fanpage...
1.3. Chi phí lập website bán hàng
Cũng giống như thương hiệu, chúng ta thường xem nhẹ vấn đề website. Câu hỏi được đặt ra là: Có nên tốn kém một khoản chi phí để làm website không, khi mà hiện nay chúng ta có rất nhiều nền tảng để có thể bán hàng online như mạng xã hội, các trang thương mại điện tử?
Câu trả lời là có, trừ khi bạn không định phát triển công việc bán hàng online này một cách lâu dài và chuyên nghiệp!
Xét về lâu về dài, khi công việc kinh doanh trở nên thuận lợi và ổn định, chúng ta vẫn phải làm website. Vậy tại sao không làm sớm để tận dụng được những ưu thế mà website mang lại, đặc biệt còn tạo được niềm tin của bạn cho khách hàng, lại còn là một kênh quảng bá thương hiệu cực kỳ tốt.
Xem thêm: Báo giá thiết kế website của Delecweb
Website bán thực phẩm sạch mà Delecweb đã thiết kế
1.4. Chi phí cho quảng cáo
Khi chúng ta chập chững bắt đầu bán hàng online, việc tìm kiếm khách hàng không hề dễ dàng. Quảng cáo trở thành công cụ vô cùng hữu ích nhưng cũng vô cùng đốt tiền nếu không biết cách.
Chi phí cho quảng cáo là chi phí cần có khi bán hàng online. Trước khi thực hiện kế hoạch quảng cáo, chúng ta nên xem xét, tìm hiểu và học hỏi để tối ưu được từng đồng quảng cáo bỏ ra mà vẫn tiết kiệm được chi phí tối đa.
1.5. Chi phí cho ship hàng
Rất mừng là mấy năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử thì dịch vụ chuyển phát nhanh trên khắp Việt Nam cũng không ngừng phát triển. Tuy nhiên so với thế giới dịch vụ ship hàng của chúng ta vẫn còn rất nhiều hạn chế về tốc độ, giá thành cũng như mức độ an toàn của hàng hóa.
Phí ship luôn là điều khách hàng quan tâm chỉ sau giá sản phẩm. Bán hàng online, khách hàng ở bốn phương, chúng ta không thể giao tận tay cho khách hàng được mà phải thông qua bên thứ ba và chấp nhận trả chi phí cho họ.
Loại chi phí này chúng ta phải tính đến bởi nó quyết định rất nhiều đến hành vi mua sắm của khách hàng: miễn ship hay khách tự trả, hay mua bao nhiêu thì được miễn phí vận chuyển?
2. Chi phí ngầm trong bán hàng online
2.1. Chi phí quản lý kho hàng
Bán hàng online sẽ không mất chi phí mặt bằng cửa hàng, nhưng chi phí kho hàng đôi khi cũng là điều khiến chúng ta đau đầu. Việc quản lý kho hàng cũng sẽ trở thành nỗi lo nếu như công việc kinh doanh ngày càng bận rộn.
Tốt nhất nên làm website hoặc phần mềm quản lý kho hàng để quản lý kho hàng một cách chuyên nghiệp và đơn giản, tiết kiệm thời gian.
2.2. Chi phí đóng gói
Chi phí đóng gói được tính là chi phí ngầm bởi chúng ta thường nghĩ đóng gói không đáng bao nhiêu tiền và bỏ qua chi phí nhỏ nhoi này khi lập kế hoạch. Nhưng với một số mặt hàng, đặc biệt là với những loại hàng cồng kềnh, hàng dễ vỡ, sản phẩm là đồ ăn thức uống cần đảm bảo vệ sinh... thì chi phí không hề nhỏ, thậm chí chi phí đóng gói vượt quá cả lợi nhuận.
Thêm nữa, bởi theo đuổi việc quảng bá hình ảnh thương hiệu nên chi phí bao bì nếu thiết kế riêng cũng không hề nhỏ.
2.3. Chi phí nhân công
Bạn tự làm từ A-Z hay phải thuê người làm cùng? Tư duy của mấy ông chủ lớn đều là thuê người về làm, việc của họ chỉ là tìm kiếm khách hàng và đem đơn hàng về.
Chi phí cho nhân công thường bị bỏ quên khi tính giá thành sản phẩm. Kể cả khi bạn tự làm từ A-Z thì cũng nên tính chi phí công sức của mình bỏ ra vào đó như một nhân công bình thường. Đó cũng là một cách tự trả lương cho bản thân.
2.4. Chi phí quản lý và duy trì website
Như trên đã trình bày, website là cần thiết cho quá trình kinh doanh online, bất kể doanh nghiệp lớn hay tự kinh doanh nhỏ lẻ. Website giống như đại bản doanh, cửa hàng thực thể trên Internet, khiến khách hàng yên tâm hơn khi mua sản phẩm của bạn. Tâm lý khách hàng mà, nếu bạn là khách hàng bạn cũng thế thôi.
Chi phí quản lý và duy trì website ở đây hiểu chung bao gồm các chi phí duy trì hosting và domain theo năm, quản trị web, đăng bài bán sản phẩm, liên lục làm mới website, SEO... Tất cả nhằm mục đích duy trì và bán sản phẩm trên chính website.
Chi phí này lâu lâu mới có người nhắc chúng ta một lần, hoặc cần chạy chương trình mà chúng ta mới nhớ đến. Vì vậy mà không ít người bỏ qua chi phí này, vì vậy tôi sắp xếp nó vào loại chi phí ngầm mà chúng ta thường không nhớ để tính toán.
Website bán đầm bầu mà Delecweb thiết kế
2.5. Chi phí cho các sàn thương mại điện tử
Bán hàng ở nhà người khác nên họ thu phí của bạn là phải thôi. Chẳng có gì ngạc nhiên cả, nó giống như người ta vẫn đi thu vé chợ. Nhưng đây cũng là một loại chi phí "ngầm" mà người bán hàng online rất dễ lãng quên.
Hiện tại, Shopee đang thu phí người bán 2% trên tổng giá trị đơn hàng. Lazada tuy không thu phí người bán nhưng lại có phí dịch vụ khi Lazada đến lấy hàng, phí xử lý hàng hoàn, phí lưu kho. Tương tự, Tiki cũng có vài loại phí dành cho người bán khi mở gian hàng trên nền tảng của họ
2.6. Chi phí nhập hàng
Nếu bạn tự sản xuất sản phẩm của mình, cũng phải tính toán đến các chi phí khi nhập nguyên liệu sản xuất như các loại chi phí khấu hao, xăng dầu, phí vận chuyển...
Nếu bạn đi nhập hàng về bán, ví dụ đánh hàng Quảng Châu thì cũng có rất nhiều chi phí phát sinh, từ phí mua hàng, phí vận chuyển, phí kiểm đếm... Nếu bạn nhập hàng trong nước thì vẫn có một vài chi phí phát sinh. Nếu không chi tiết từng loại chi phí rất có thể chúng ta đã bỏ qua một phí gì đó mà kinh doanh mãi không thấy thu được lợi nhuận.
3. Cách tiết kiệm chi phí khi bán hàng online
3.1. Thương lượng để giảm chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển là nỗi lo của mỗi chủ shop khi bán hàng online. Bởi đã có rất nhiều câu chuyện do phí vận chuyển cao mà bị khách hàng bom hàng, thậm chí có những khách hàng còn yêu cầu được miễn ship mới chịu nhận hàng.
Giảm chi phí vận chuyển với cả đầu nhập hàng lẫn đầu giao hàng đi cho khách. Thương lượng với bên bán hàng, nguyên liệu để được hỗ trợ tiền phí vận chuyển nhằm tối ưu được giá sản phẩm. Thương lượng với các bên vận chuyển trong nước để có mức phí ship rẻ nhất cho khách hàng.
Đặc biệt là vấn đề thương lượng với các công ty vận chuyển. Chúng ta đừng nghĩ họ có biểu phí cố định và chúng ta không thể mặc cả. Thực tế chỉ cần đơn hàng đủ nhiều, chúng ta có thể thương lượng để được giảm giá, khách hàng không bị tính phí hàng cồng kềnh...
Phí ship rẻ sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn của chúng ta trên con đường mang hàng tới tận nhà cho khách.
3.2. Đa dạng hóa các phương tiện bán hàng online
Đừng bao giờ bỏ trứng vào một giỏ!
Facebook không phải là kênh bán hàng duy nhất, sàn thương mại điện tử cũng thế và website cũng vậy.
Lấy website làm nền tảng, ngoài ra chúng ta cần phát triển tất cả các kênh bán hàng có thể, như vậy vừa thu hút được nhiều khách hàng hơn lại không lo rủi ro khi bất kì một kênh bán hàng nào thay đổi thuật toán.
Không tính website, chúng ta có rất nhiều thứ trong tay để tiếp cận khách hàng như Facebook, Tiktok, Instagram, Zalo, Shopee, Lazada, Tiki, Sendo vân vân và mây mây. Đa dạng hóa các kênh bán hàng là cách khôn ngoan để tiết kiệm chi phí tiếp cận khách hàng nhưng lại tăng độ nhận diện thương hiệu hiệu quả.
3.3. Kết hợp SEO và quảng cáo
Trên bất kỳ nền tảng nào, quảng cáo luôn đắt đỏ, từ mạng xã hội đến các trang thương mại điện tử và cả Google nữa. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của quảng cáo, đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh.
Nhưng về lâu dài, chi phí quảng cáo rất tốn kém và không mang lại hiệu quả bền vững bằng SEO website. Đây cũng là một trong những lý do mà bán hàng online là phải có website.
Tối ưu website là cách tiết kiệm cho tương lai, giống như chúng ta mua bảo hiểm cho tương lai kinh doanh online của mình vậy.
Một vài mẫu website bán hàng online có sẵn tại Delecweb
3.4. Thuê nhân công thời vụ, cộng tác viên bán thời gian
Đây không phải là cách mới nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn có thể áp dụng được trong thời điểm hiện tại. Việc tuyển nhân viên tạm thời hay cộng tác viên giúp chúng ta bớt được chi phí toàn thời gian nếu như thuê nhân viên cố định.
Cách này đặc biệt hiệu quả với những sản phẩm mang tính mùa vụ, hot trend mà vẫn đem lại hiệu quả cho những dự án mà chúng ta đã lên kế hoạch trước đó.
3.5. Đầu tư cho website
Hiện nay chi phí lập website bán hàng trên thị trường thiết kế web có rất nhiều mức giá. Miễn phí, giá rẻ cho đến cao cấp đều có. Nhưng tôi khuyên chúng ta nên đầu tư website bán hàng online chuyên nghiệp ngay từ đầu, để tránh những rủi ro đáng tiếc về sau.
Đầu tư website bán hàng là cách tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc cho chiến lược kinh doanh dài hạn về sau.
Trên đây là một vài loại chi phí cần có và cách tiết kiệm chi phí khi kinh doanh online 2020. Nếu đang có ý tưởng kinh doanh online và thắc mắc về chi phí lập web bán hàng, hãy liên hệ với DELECWEB để được tư vấn nhé!
DELECWEB TẶNG BẠN 03 KHÓA HỌC MARKETING ONLINE KHI LÀM WEB BÁN HÀNG ONLINE TRONG VÒNG 03 HÔM NAY, NHANH TAY BẠN NHÉ!
Xem thêm: Những khách hàng thân thiết của Delecweb
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm